Thứ Hai, 9 tháng 4, 2012

Đô thị Thạnh Phú- Điểm sáng trong qui hoạch đô thị

Một đô thị tốt phải là đô thị có không gian được quy hoạch tốt, môi trường sống hoàn hảo để học tập và làm việc, đồng thời không ảnh hưởng đến sức khỏe của cư dân. Một thành phố tốt phải tạo ra động lực phát triển cho toàn vùng, tạo cảm hứng hình thành các thành phố tốt khác xung quanh nó.

TPHCM là một thành phố tốt, khi tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở vị trí đứng đầu cả nước. Tuy nhiên, lại chưa phải là một đô thị tốt khi hằng năm phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về môi trường như: khói bụi, kẹt xe,… nhất là vấn đề triều cường đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Do nằm ở hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gòn nên hằng năm TPHCM chịu ảnh hưởng nặng nề của triều cường. Thế nhưng, thay vì phát triển về vùng cao phía Đông - Đông Bắc thì TP HCM chọn hướng ngược lại nằm trên hướng thoát lũ của thành phố; các khu đô thị phía Nam Nhà Bè mọc lên tại các khu vực vùng trũng trước đây là hồ chứa nước khiến Sài Gòn ngày càng ngập nặng. Ngoài ra, nguyên nhân gây ngập khác là do tốc độ đô thị hóa diễn ra khá nhanh dẫn đến bê tông hóa bề mặt đất, suy giảm diện tích cây xanh và hệ thống thoát nước không theo kịp tốc độ phát triển của việc xây
dựng.

  

Chính vì thế, ngoài việc cải tạo môi trường sống tại TPHCM, thì nhu cầu tìm đến một nơi chốn rộng rãi hơn, thoáng mát hơn, không gian xanh nhiều hơn, môi trường hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi khói bụi và tiếng ồn, trở thành nhu cầu lớn của xã hội hiện nay.

Theo Quyết định 589, nằm trong dự án quy hoạch tổng thể vùng TP.HCM đến 2020, Đồng Nai được xác định là địa bàn quan trọng với diện tích đất tự nhiên là 58.948 km2, dân số hiện nay là 2,1 triệu người và dự báo dân số đến 2020 sẽ là 3,8 triệu người, trong đó dân số thành thị là 2.427 triệu người với tỷ lệ đô thị hóa trên 63%. Với quyết định quy hoạch này, Đồng Nai sẽ là vùng đô thị, công nghệ kỹ thuật cao, là trung tâm dịch vụ, đào tạo - y tế, là vùng cảnh quan sinh thái rừng quốc gia.




Trong khi đó huyện Vĩnh Cửu nằm ở thế đất cao phía Tây Bắc tỉnh Đồng Nai, ngay cạnh TP Biên Hòa với nhiều lợi thế về các yếu tố văn hóa tự nhiên, sẽ trở thành trọng điểm phát triển khu đô thị nhất là đô thị sinh thái. Theo đó, khu đô thị Thạnh Phú nằm ngay trên trục đường DT 768 (TL24), tiếp giáp với đường Đồng Khởi của TP Biên Hòa. Sự ra đời của khu đô thị này dựa trên cơ sở phát triển KCN Thạnh Phú, với chức năng là trung tâm công nghiệp đồng thời là trung tâm dịch vụ thương mại khu vực phía Nam, với quy mô dân cư khoảng 68.000 người trên tổng diện tích 897 ha.

Khu đô thị Thạnh Phú được xây dựng trên nền tảng là một thành phố xanh, phát triển bền vững cùng với môi trường, cân bằng giữa yếu tố hiện đại và cảnh quan sinh thái, mang lại cho cư dân cảm giác gần gũi với thiên nhiên, không khí thoáng đãng, vốn là thứ xa xỉ tại các thành phố lớn.


Bên cạnh đó, huyện Vĩnh Cửu còn phát triển mạnh và đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng trên địa bàn huyện, gắn kết với hệ thống kết cấu hạ tầng chung của tỉnh và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất và phục vụ đời sống, tăng tốc độ và tỷ trọng của khu vực dịch vụ và kết cấu hạ tầng trong cơ cấu phát triển kinh tế của huyện. Xây dựng mới 02 đường vành đai với tổng chiều dài qua huyện Vĩnh Cửu 24,3 km. Trong đó đường vành đai 04 vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tuyến đi qua huyện Vĩnh Cửu dài 7,7 km; đường vành đai TP. Biên Hòa, tuyến đi qua huyện Vĩnh Cửu dài 16,6 km. Ngoài ra, còn ưu tiên đầu tư nâng cấp cho 02 tuyến huyết mạch đi qua huyện là ĐT 767 và ĐT 768.


Việc nhiều cư dân tìm đến các tỉnh thành lân cận với TP.HCM để tìm kế mưu sinh cho thấy việc phát triển vùng đô thị TP.HCM bằng việc xây dựng nhiều đô thị vệ tinh là một hướng quy hoạch đúng. Trong đó, khu đô thị Thạnh Phú nổi lên như một một điểm sáng trong quy hoạch đô thị, không những đáp ứng nhu cầu giãn dân giữa các thành phố lớn, mà còn đáp ứng đúng nhu cầu của những cư dân hiện đại thế hệ mới- đó là nhu cầu tìm nơi an cư giữa một môi trường sinh thái lành mạnh đồng thời được phát triển một cách hiện đại.

Thanh Tuyền

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

s